E-Marketing Comvn
Bio Statement |
Thương mại điện tử tại Việt Nam: Tổng quan và dự báo Các loại hình Thương mại điện tử phổ biến
Lợi ích của Thương mại điện tử Đối với doanh nghiệp TMĐT sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Bạn không phải thuê cửa hàng, nhân viên phục vụ, nhà kho. Bạn chỉ cần khoảng 10 triệu để xây dựng trang web bán hàng điện tử và hàng tháng bạn cần trả phí khoảng 1 triệu để vận hành trang web, cùng với chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ thì bạn đã sở hữu một kênh bán hàng tiếp cận toàn cầu rồi đấy. Đối với người tiêu dùng TMĐT mở rộng khả năng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ và nhà cung cấp. Thêm vào đó khách hàng không bị giới hạn về địa lý hay thời gian, lựa chọn được hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Đối với xã hội TMĐT tạo ra phương thức kinh doanh làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp, hiện đại. Tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp và buộc họ phải đổi mới, sáng tạo, đưa ra những chiến lược kinh doanh để quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới, khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người tiêu dùng thích mua sắm online. Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo. Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 đạt mức 35%. Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200%. Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao. Số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng tới 75%. Ở mảng tiếp thị trực tuyến, một số công ty có tốc độ tăng trưởng từ 100-200% trong năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tiếp thị liên kết. Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%). Thương mại điện tử từng năm thay đổi thế nào? Kể từ khi có mô hình thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp, khách hàng thuận tiện hơn trong qúa trình mua, bán. Những ngày đầu khách hàng còn xa lạ với việc mua hàng trực tuyến, các doanh nghiệp khó khăn trong việc làm thương hiệu và tạo lòng tin với khách hàng online. Cho đến bây giờ, việc mua hàng online đã trở thành thói quen của nhiều thượng đế vì sự tiện lợi mà nó mang lại. Trong 11 năm từ 2006 -2017, Quảng cáo trực tuyến tăng lên con số khoảng 200 lần từ 3 triệu đô (2006) lên đến 600 triệu đô (2017). Đây là con số khá ấn tượng, cho thấy sự phát triển của quảng cáo trực tuyến khá tương đồng với sự phát triển của Thương mại Điện tử. Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện tử xuyên biên giới. Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên 25%. Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 33%/năm, dự kiến giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 106 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng với khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ. Tóm lại, trong những năm tới Thương mại điện tử sẽ phát triển không ngừng và các doanh nghiệp cần ứng dụng ngay những xu hướng mới để vận hành kênh thương mại điện tử cũng như nâng cao hành trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. |